Từ lâu, các món ăn thuộc ẩm thực Trung Hoa đã đi sâu vào vị giác của người Việt Nam và rất được yêu thích bởi hàng loạt món ăn đặc trưng như sủi cảo, mì xào, cơm chiên, hoành thánh… đặc biệt là món há cảo thơm ngon, đặc biệt. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu về cách làm món há cảo này nhé!
Há cảo có vị đậm đà, béo ngậy của nhân cùng lớp vỏ bánh dai dai ăn kèm với nước chấm mang đến cảm giác ngon miệng khó cưỡng lại. Thế nhưng, nếu không biết cách làm vỏ há cảo và nhân há cảo thì món ăn sẽ không thể đạt đến độ ngon tròn vị. Vì thế, hãy bắt tay thực hiện theo công thức làm món há cảo với bài viết Cách làm há cảo thơm ngon đơn giản tại nhà sau đây!
1. Cách làm há cảo nhân tôm thịt thơm ngon, tròn vị
Nguyên liệu làm há cảo nhân tôm thịt
Phần vỏ bánh há cảo
– Bột năng: 100 gr
– Bột gạo: 100 gr (có thể thay bột năng và bột gạo bằng 200g bột há cảo pha sẵn nếu có sẵn nguyên liệu này)
– Muối
Phần nhân bánh há cảo
– Thịt lợn: 150 gr
– Tôm: 500 gr
– Nấm mèo
– Hành tây
– Cà rốt
– Hành lá
– Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu…
Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu
– Bạn có thể mua sẵn vỏ há cảo tại các siêu thị nhưng thường vỏ há cảo tự làm sẽ ngon, đảm bảo và hợp khẩu vị hơn.
– Thịt lợn nên chọn loại nạc dăm có chút mỡ, không nên chọn thịt nạc vì sẽ rất khô, thịt nhiều mỡ thì nhân ngán ngấy.
– Tôm sú nên chọn những con còn sống, vỏ tôm trơn, bóng, chắc thịt, ăn sẽ rất ngon.
– Nếu không thích thịt, có thể thay đổi chỉ có nguyên liệu tôm để làm món há cảo tôm thơm ngon không kém.
Cách thức thực hiện làm há cảo nhân tôm thịt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Thịt lợn khi mua về rửa sạch, để ráo nước rồi băm nhuyễn.
– Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ, bỏ phần đầu, rút hết phần chỉ đen ở sống lưng tôm. Sau đó, băm nhỏ lấy phần thịt tôm.
– Đem ngâm nấm mèo với nước cho nở, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
– Hành tím đem bóc vỏ, băm nhuyễn.
– Rửa sạch hành lá rồi thái nhỏ.
– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu nhỏ.
Bước 2: Trộn bột làm vỏ bánh há cảo
Đối với cách làm há cảo hấp, phần vỏ bánh là yếu tố quan trọng quyết định độ ngon của há cảo, dù là cách làm há cảo nhân tôm thịt, há cảo nhân thịt hay há cảo nhân tôm cũng vậy.
Tiếp theo cho Bột năng và bột gạo trộn chung với nhau. Cho khoảng 200ml nước sôi và chút muối vào một tô khác, khuấy đều đến khi hòa tan muối, khi nước nguội thì đổ từ từ vào tô bột. Dùng đũa khuấy đều nước với bột rồi nhào đến khi bột thành khối, dảo, không dính tay. Sau đó ủ bột trong khoảng 5 phút.
Bước 3: Trộn nhân bánh
Trong lúc chờ ủ bột làm vỏ bánh, thì cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào một cái tô, thêm gia vị rồi trộn đều lên.
Bước 4: Làm vỏ há cảo
Sau khi bột ủ xong, thì dùng tay nắn bột thành những đoạn dài, tròn rồi cắt bột thành những miếng dày. Sau đó, dùng cây cán bột thành miếng bột hình tròn, có độ dày vừa phải.
Bước 5: Cho nhân tôm thịt vào vỏ há cảo
Lấy một lượng nhân vừa đủ rồi cho vào giữa miếng bột. Tiếp theo, dùng tay nhúng chút nước bôi quanh viền bột rồi gấp đôi lại, bóp nhẹ để bột dính vào nhau. Sau đó, có thể nặn bột thành hình dáng yêu thích.
Bước 6: Hấp há cảo
Bước cuối cùng, dùng một ít dầu ăn bôi lên xửng hấp để chống dính, sau đó lần lượt xếp bánh vào. Đun nước sôi, rồi cho bánh vào hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút, khi thấy vỏ bánh trong là được. Sau đó bạn có thể đem ra thưởng thức hoặc chiêu đãi người thân, bạn bè nhé!
2. Cách làm há cảo tôm
Nguyên liệu làm há cảo tôm
– Tôm sú: 100 gr
– Mỡ phần: 20 gr
– Bột ngô
– Củ đậu: 30 gr
– Vỏ há cảo
Cách thức thực hiện làm há cảo tôm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cần lột kỹ vỏ tôm và xát muối, để tầm 5 phút để tôm có thể loại bỏ chất nhờn. Sau đó, rửa sạch với nước rồi cắt thành hạt lựu nhỏ. Cách này sẽ giúp cho tôm khi nấu vẫn giữ nguyên được độ giòn và hương vị tươi ngon.
Đối với mỡ phần thì cần đun một nồi nước sôi và cho mỡ vào luộc. Sau đó để tầm 10 – 15 phút thì mỡ sẽ đông lại, hãy vớt và để vào nước lạnh để giúp chúng được giòn hơn. Sau đó, cũng thái hạt lựu thật nhỏ.
Bước 2: Trộn nhân há cảo
Lấy tôm để vào một cái bát, trộn nhân cần các giá vị 1/2 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng đường và 1 muỗng bột bắp và cho một chút tiêu. Trộn đều để tôm có thể thấm gia vị. Sau đó, cho mỡ phần và củ đậu đã sơ chế, tiếp tục trộn.
Khi thấy nguyên liệu xuất hiện chất keo dính thì lúc đấy chúng đã được hòa quyện rồi. Sau đó, lấy màng bọc thực phẩm đậy kín và để vào tủ lạnh ngăn mát khoảng 25 – 30 phút.
Bước 3: Gói và hấp há cảo
Lấy một ít nhân đã được trộn để vào giữa vỏ lòng há cảo và gói lại. Để giữ cho miếng há cảo được dính chặt hơn. Sau đó chỉ cần xếp há cảo vào nồi hấp hoặc chảo chiên cho đến khi chín đều.
Bước 4: Thành phẩm
Sau khi há cảo chín đều thì có thể cảm nhận được mùi thơm lôi cuốn từ bánh và tôm tươi ngọt. Nếu như dùng há cảo hấp thì có thể chấm với nước tương pha chút giấm, còn há cảo chiên thì tương ớt có lẽ là một lựa chọn tuyệt vời đấy.
3. Cách làm há cảo chay
Nguyên liệu làm há cảo chay
– Vỏ há cảo: 30 cái
– 1 củ cà rốt
– Nấm mỡ: 100 gr
– Nấm hương: 25 gr
– Nấm mèo khô: 25 gr
– Bắp cải: 100 gr
– 1 muỗng canh hành lá
– 1 củ tỏi
– 1 muỗng canh bột ngô
– 1 muỗng cà phê gừng băm
– Gia vị thông dụng: tiêu trắng, nước tương, muối, hạt nêm chay, dầu mè…
Cách thức thực hiện làm há cảo chay
Há cảo chay tạo ra hương vị mới lạ cho bữa ăn cũng như vẫn giữ được sự mềm mại đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng này.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Hành lá đem làm sạch và cắt nhỏ.
– Bóc vỏ tỏi rồi băm nhỏ.
– Gừng đem băm nhỏ rồi chắt lấy nước.
– Ngâm nấm mèo và nấm hương trong nước lạnh khoảng 30 phút cho nở ra và mềm. Sau đó lấy ra và cắt thành hạt lựu nhỏ.
– Cà rốt cũng đem gọt vỏ, cắt thành sợi rồi thành hạt lựu nhỏ.
– Rau cải thảo sơ chế làm sạch, cắt vừa ăn.
– Nấm mỡ cũng phải làm sạch, cắt thành hạt lựu nhỏ
Bước 2: Làm nhân há cảo chay
– Để nấm, cà rốt và hành đã được sơ chế vào một cái bát
– Cho cải thảo và nấm mỡ đã cắt nhỏ vào chảo với lửa vừa, nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm chay, ít muối. Sau đó, cho phần tỏi bằm và nước ép gừng, thêm một xíu tiêu cho dậy mùi thơm của món ăn. Tiếp đến, đảo thật đều tay cho đến khi nguyên liệu chín đều.
– Cuối cùng, cho hỗn hợp phần nấm, cà rốt, hành vào tô rau cải đã xào, thêm bột bắp vừa đủ. Trộn đều tay để phần nhân được dẻo ngon hơn.
Bước 4: Gói và hấp há cảo
Cũng như há cảo bình thường thì cũng lấy phần nhân đã được chế biến, cho một ít vào giữa lòng vỏ bánh. Sau đó, lấy nước hoặc trứng gà để dính lại các mép bánh cho thật chặt, khi hấp sẽ chín đều hơn.
Sau đó, để há cảo lên khay hấp ở lửa vừa trong khoảng 10 phút. Chú ý, tránh tình trạng để bánh hấp quá lâu vì sẽ bị nhão.
Thành phẩm
Há cảo chay có thể chấm cùng với nước tương và ăn kèm với rau xà lách, giúp cho bánh thêm đậm vị. Món ăn này sẽ giúp cho bữa ăn chay của gia đình bạn trở nên độc đáo và thú vị hơn đấy.
4. Cách làm há cảo chiên sốt phô mai
Há cảo chiên sốt phô mai là một phương pháp mới tạo nên sự phá cách của món bánh truyền thống này. Món há cảo chiên đem đến hương vị mới mẻ, đặc sắc phù hợp làm món ăn chơi cho các bạn trẻ hiện nay.
Nguyên liệu làm há cảo chiên sốt phô mai
– Há cảo: 500 gr
– Phô mai Mozzarella: 150 gr
– Phô mai Cheddar: 20 gr
– Phô mai con bò cười: 30 gr
– Sữa tươi: 50 ml
– 2 muỗng canh sốt chua ngọt
– Bột chiên giòn: 100 gr
Cách thức thực hiện làm há cảo chiên sốt phô mai
– Đầu tiên là cho há cảo lăn qua với 100gr bột chiên giòn rồi đem đi chiên. Khi bánh vàng đều thì gắp ra và cho vào dĩa có giấy thấm dầu.
– Cách làm sốt phô mai: Lấy 50ml sữa tươi cho vào chảo, thêm 20gr phô mai Cheddar, 30gr phô mai con bò cười, 150gr phô mai Mozzarella và 2 muỗng canh sốt chua ngọt. Đun cho đến khi phô mai tan chảy, sánh lại thì tắt bếp.
Như vậy là bạn đã hoàn thành món há cảo chiên sốt phô mai thơm lừng. Khi cắn một miếng bánh giòn rụm kèm theo sự béo ngậy của sốt phô mai, cảm giác thật tuyệt đỉnh đúng không nào?
5. Cách làm há cảo tôm thịt bằng bánh tráng
Nguyên liệu làm há cảo hấp tôm thịt
– Bánh tráng: 1 bịch
– Thịt lợn bằm: 400 gr
– Tôm sú tươi: 300 gr
– Bột bắp: 1 muỗng cà phê
– Hành lá, gừng băm nhuyễn, tỏi băm nhuyễn, chanh tươi.
– Gia vị: đường, nước tương, dầu mè, muối, tương ớt, sa tế, …
Cách thức thực hiện làm há cảo nhân tôm thịt bằng bánh tráng
Bước 1: Cách trộn nhân há cảo
Tôm sú tươi mua về bóc vỏ, cắt bỏ phần đầu, loại bỏ chỉ lưng rồi mang đi rửa sạch lại với nước. Để ráo rồi mang đi cắt thành từng khúc nhỏ (có thể cắt thành 3 hoặc 4 phần đều được).
Sau khi sơ chế tôm sạch sẽ thì cho tiếp tục đến hết phần thịt bằm, hành lá cắt nhỏ, tỏi băm nhuyễn, gừng băm nhuyễn vào bát. Dùng đũa trộn đều cho các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau.
Tiếp tục nêm vào bát trên: 1 muỗng cà phê bột bắp, ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu mè rồi dùng đũa trộn đều. Đem phần nhân tôm thịt đi ướp trong khoảng 25 – 30 phút cho thấm gia vị.
Bước 2: Cách gói há cảo
Trải bánh tráng lên một mặt phẳng (có thể trải lên thớt hoặc đĩa lớn hoặc mâm…) dùng tay thấm một ít nước lên bánh tráng để tạo độ mềm. Múc một muỗng nhân vừa phải để vào giữa rồi gói cái cạnh lại với nhau.
Tùy theo sở thích mà có thể biến tấu bánh thành nhiều hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, cần chọn những loại bánh tráng có độ dày để khi gói bánh không bị bể, bánh thành phẩm dày và ngon hơn.
Gói lần lượt cho đến khi hết phần nhân trong bát là được. Trong quá trình gói, hạn chế để bánh gần nhau nhé.
Bước 3: Hấp há cảo nhân tôm thịt
Cho một nồi nước lên bếp đun sôi, trong lúc đợi nước sôi thì bôi 1 ít dầu lên đáy xửng hấp. Cho lần lượt há cảo vừa gói vào, tránh để bánh quá gần nhau hoặc dính vào nhau.
Đặt xửng bánh vào nồi, đậy nắp nấu chín trong khoảng từ 7 – 10 phút (tùy vào kích thước của bánh) là được. Làm lần lượt cho đến khi nào hết số há cảo vừa gói là được.
Cách pha nước chấm há cảo hấp
Ăn há cảo thì không thể nào thiếu nước chấm đúng không nào. Nước chấm há cảo được pha theo công thức khá đơn giản như sau: 1 muỗng nước lọc, 1 muỗng nước cốt chanh, ½ muỗng tương ớt, ½ muỗng cà phê sa tế và cuối cùng là 1 muỗng nước tương.
Dùng muỗng khuấy đều cho đến khi hỗn hợp các gia vị tan vào nhau, nêm nếm lại cho vừa miệng. Đơn giản đúng không nào, khi ăn tưởng chừng như rất khó làm nhưng thật chất món ăn này lại khá đơn giản và dễ làm.
Thành phẩm
Há cảo hấp tôm thịt bằng bánh tráng khi ăn sẽ có độ dai hơn so với há cảo thường. Với cách làm đơn giản, tuy không ngon bằng nhưng há cảo bằng bánh tráng lại được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi công thức đơn giản và nguyên liệu cũng rất dễ tìm.
Ngoài ra, nếu không thích há cảo nhân tôm thịt thì cũng có thể linh hoạt thay đổi phần nhân bên trong bằng phô mai, ức gà, xúc xích… tùy theo sở thích của mình. Và nếu bạn không muốn ăn hấp cũng có thể thay thế công đoạn mang đi hấp bằng đi chiên. Khi chiên cũng nhớ lưu ý tránh cho bánh vào cùng một lượt hoạt để bánh gần nhau sẽ gây ra dính và không chín đều.
6. Một vài chú ý khi làm há cảo tại nhà
Món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa rất đặc biệt và hấp dẫn vị giác của chúng ta. Tuy nhiên, nếu không biết làm đúng cách bạn cũng rất dễ bị thất bại. Cùng theo dõi một vài chú ý khi làm há cảo tại nhà sau đây:
– Bột dùng làm há cảo là bột tàn mì hay còn được biết là tinh bột mì, vì bột cần có độ mềm và mịn hơn. Khi nấu chín, bột tàn mì trong suốt và có độ dai nhẹ khác với bột mì. Để mua bột tàn mì thì có thể ra cửa hàng tiện lợi, tiệm làm bánh hoặc các sàn thương mại điện tử.
– Thông thường há cảo sẽ được ăn kèm với nước chấm vì thế lúc làm nhân bạn không nên nêm quá mặn.
– Với cách làm há cảo bằng bánh tráng, thì lưu ý nên chọn những loại bánh tráng dày để khi gói bánh không rách và lúc hấp bánh không bị nhão ra mà vẫn giữ được độ dai nhất định.
– Nên chọn mua nguyên liệu đặc biệt là tôm và thịt lợn tươi ở những nơi uy tín để đảm bảo được độ tươi ngon của nguyên liệu. Há cảo làm ra cũng sẽ ngon và ngọt nước hơn, nhất là đối với há cảo hấp.
– Nếu nhà không có xửng hấp thì bạn có thể hấp bằng nồi cơm điện đều được. Hấp vừa phải không nên hấp quá chín là bánh bị nhão, mất ngon.
Bài viết trên đây về Cách làm há cảo thơm ngon đơn giản tại nhà đã hướng dẫn chi tiết các cách làm há cảo thơm ngon, ai cũng mê mà còn rất đơn giản tại nhà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể tự tay làm ra những chiếc bánh há cảo một cách dễ dàng để tự mình thưởng thức và đãi gia đình, bạn bè. Hãy cùng vào bếp thôi nào!