Với thiết kế gọn nhẹ, công dụng đa năng, máy ép chậm đã không còn là cái tên xa lạ đối với người dùng Việt Nam. Hơn thế nữa, nhiều người còn tin dùng và giới thiệu bạn bè để tậu một chiếc máy cho gia đình họ. Bạn cũng đã tậu cho mình một chiếc máy ép chậm, nhưng lại không biết cách lắp máy ép chậm sao cho đúng. Giấy hướng dẫn lắp máy lại quá khó hiểu, hãy cùng Win Way tìm hiểu cách lắp máy ép chậm thật đơn giản nhé!
Sơ lược chung về máy ép trái cây tốc độ chậm.
Cũng như các loại máy ép thông thường khác, máy ép trái cây chậm là một loại máy dùng để ép trái cây, rau củ nhưng sử dụng công nghệ ép mới bằng cách sử dụng động cơ giảm tốc từ từ nghiền nhỏ trái cây, không gây ra lực ma sát và nhiệt độ cao, sau đó đưa nước ép ra ngoài qua bộ lọc.
Với tốc độ quay chậm (từ 40 – 80 vòng/phút), trục ép của máy sẽ tiếp xúc trực tiếp với trái cây, hoa quả và dùng lực để ép từ từ nguyên liệu.
Do nguyên lý hoạt động khác biệt, nước ép xay ra vẫn còn mùi vị nguyên chất của hoa quả, rau củ của nó.
Cấu tạo các bộ phận của máy ép chậm.
Cấu tạo máy ép chậm gồm có 2 bộ phận chính:
- Trục vít xoay.
- Động cơ giảm tốc.
- Ngoài ra còn có các bộ phận bổ trợ, hoàn thiện máy như ông dẫn thực phẩm, màng lọc, ống đẩy, cốc đựng bã, cốc đựng nước ép,…
Hướng dẫn cách lắp máy ép chậm.
Bước 1: Đặt thân máy ngay ngắn trên một mặt phẳng (bàn, sàn nhà,…). Đặt bộ lọc số (9) khớp vào bộ phận bỏ bảo vệ (4)
Bước 2: Đặt vòng đệm cao su vào cối ép (3) Sau đó đặt toàn bộ vào cối ép (khi ấy, dấu chấm đỏ trên viên khay chứa sẽ nằm thẳng với dấu đỏ trên viền lưới lọc).
Bước 3: Đặt toàn bộ lên phần động cơ thân máy, xoay đến khi khớp (chấm đỏ trên ống tiếp nguyên liệu nằm cùng vị trí với chấm đỏ của khay chứa).
Bước 4: Đặt trục ép vào trong bộ lọc (3) và sau đó, lắp nốt phần ống tiếp nguyên liệu (1) vào.
Một số lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn và giúp kéo dài tuổi thọ của máy hơn.
- Lắp các bộ phận của máy ép đúng cách, nếu không máy sẽ không hoạt động. Kiểm tra máy đã lắp đúng chưa trước khi ép.
- Không bao giờ sử dụng thiết bị khi dây điện hỏng. Kiểm tra dây điện trước khi sử dụng.
- Không chạm vào phích cắm điện khi tay đang ướt.
- Rút phích cắm ra khỏi ổ cắm sau khi sử dụng xong hay khi vệ sinh máy.
- Nếu máy bị khóa khi đang ép, hãy xoay nút vặn về “0” và sau đó xoay về “R” để mở khóa thiết bị.
- Không được đẩy thực phẩm hay nguyên liệu bằng tay hoặc bất kỳ vật dụng khác mà phải dùng ống đẩy được cung cấp.
- Không để thiết bị hoạt động quá lâu, để tránh quá tải, không nên sử dụng máy liên tục quá 7 phút. Nếu thiết bị hoạt động quá 10 phút, máy sẽ tự động tắt. Khi đó, hay xoay công tắc về vị trí “0”, đợi tầm 3 phút cho máy nghỉ rồi bật máy trở lại.
- Vệ sinh máy sạch sẽ trước khi ép và sau khi ép.
- Đối với các loại trái cây có vỏ cứng như kiwi, dưa hấu,… cần loại bỏ vỏ trước khi ép.
- Không cần phải cắt nhỏ toàn bỏ nguyên liệu nếu như nguyên liệu đã vừa miệng ống.
- Không nên ép trái cây quá mềm và dẻo như chuối, bơ,.. như thế sẽ làm nghẽn và tắc thiết bị.
Một số vấn đề khi thiết bị hoạt động, nguyên nhân và cách khắc phục.
Vấn đề | Nguyên nhân | Giải pháp |
Thiết bị không hoạt động dù đã bật công tắc |
|
|
Bã ép không kiệt nước |
|
|
Động cơ tắc nghẽn trong quá trình ép |
|
|
Thiết bị kêu quá to khi hoạt động | Điều này là bình thường khi nguyên liệu ép hơi cứng. |
Để máy hoạt động được cần phải lắp ráp các bộ phận của máy một cách chính xác. Và việc lắp máy cũng không hề dễ dàng nếu như không có hướng dẫn. Vừa rồi, chúng tôi đã thông tin đến bạn cách lắp máy ép chậm đơn giản và dễ hiểu nhất. Hãy cùng bắt tay vào lắp ráp máy ép chậm để cho ra những ly nước ép chất lượng thôi nào!