Phong tục gói bánh tét ngày Tết mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, thế nhưng cho đến hiện tại nét văn hóa đẹp này vẫn còn được gìn giữ. Vào những ngày cuối năm, nhà nhà lại tất bật chọn mua gạo nếp, đậu xanh, thịt heo tươi ngon để gói bánh tét. Phong tục gói bánh Tét bắt nguồn từ đâu, mang ý nghĩa như thế nào. Cùng Win Way tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây nhé!
1. Cái tên bánh Tét bắt nguồn từ đâu?
Nói về tên gọi của bánh Tét thì có rất nhiều câu chuyện truyền kể lại. Thế nhưng ít ai biết chính xác cái tên này bắt nguồn từ đâu. Có người cho rằng, bánh tét thường được gói vào ngày Tết nên gọi là bánh Tết. Dần dà theo thời gian tên gọi này bị lái thành bánh tét. Cũng có ý kiến khác lại cho rằng. Sở dĩ gọi là bánh Tét bởi bánh thường được tét khi ăn, tên gọi này cũng gắn liền với hành động đó.
Tuy nhiên, dù bánh tét có được gọi là có gì đi chăng nữa thì nó cũng trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt. Do vậy, chúng ta cũng không cần phải phân biệt quá rạch ròi để làm gì. Quan trọng hơn hết đó là ý nghĩa, là nét văn hóa đẹp của dân tộc mà chúng ta gìn giữ và phát huy.
2. Phong tục gói bánh Tét ngày Tết bắt nguồn từ đâu?
Nếu miền Bắc có bánh chưng, miền Trung có bánh tổ thì nhất định miền Nam không thể thiếu bánh Tét truyền thống. Món “đặc sản Tết” nhất định không thể thiếu trên mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên của người dân miền Nam vào ngày Tết Cổ Truyền.
Phong tục gói bánh Tét ngày Tết bắt nguồn từ thời Vua Quang Trung. Tương truyền rằng vào năm 1788 khi nhà Thanh đang đổ bộ vào và xâm chiếm đất nước, ở phía Nam có Nguyễn Huệ tự xưng là Vua đứng lên dẫn quân đánh giặc. Lúc này cũng cận kết, vua quyết định tổ chức ăn Tết sớm để chuẩn bị trận.
Cũng vào lúc này, một binh lính đã dâng lên vua một loại bánh hình trụ, bên ngoài bọc lá chuối bên trong có bánh được làm bằng nếp, cuộn tròn lớp đậu xanh, thịt. Vua ăn xong thấy ngon, bèn quyết định ra lệnh gói loại bánh này để ăn Tết. Và cũng bắt đầu từ đây, món bánh tét trở thành món ăn quen thuộc và không thể thiếu với người dân miền Nam.
2. Phong tục gói bánh tét ngày Tết diễn ra như thế nào?
Cũng chính vì hương vị thơm ngon được làm từ nguồn nguyên liệu quen thuộc, giàu dưỡng chất như gạo nếp, đậu xanh, thịt heo… Bánh Tét không chỉ được sử dụng trong ngày Tết mà còn được sử dụng phổ biến trong những ngày đặc biệt của người Việt.
Gói bánh tét ngày Tết bắt đầu vào ngày nào? Tục gói bánh tét ngày Tết thường bắt đầu vào những ngày cuối cùng của năm cũ, tức vào khoảng từ 20 tháng chạp đến đêm giao thừa. Đây là thời điểm mọi người bắt đầu tụ họp về gia đình, cùng quây quần bên nhau, gói những chiếc bánh thơm ngon để chuẩn bị cho ngày Tết an lành.
Tuy nhiên, phần đại đa số các gia đình đều gói bánh vào khoảng 29 hoặc 30 Tết rồi bắt đầu nấu bánh và đón giao thừa. Vì thời gian gói và nấu bánh cũng khá lâu, do vậy các công đoạn như ngâm nếp, làm nhân, cắt lá đều được chuẩn bị kỹ càng từ trước một hôm. Hôm sau chỉ việc mang ra gói bánh thành từng đòn.
Bánh sau khi gói xong sẽ được mang đi nấu. Thời gian để nấu xong một mẻ bánh tét thường rất lâu, từ 8-10h. Bởi nếu nấu không kỹ thì bánh không dẻo, không được ngon. Thậm chí bánh còn có khả năng sống lại.
3. Phong tục gói bánh tét trong các dịp lễ thông thường
Không những vào ngày Tết bánh tét mới có cơ hội được xuất hiện mà ở những dịp đám giỗ, đám cưới… thì bánh tét cũng được sử dụng khá phổ biến. Không những chứa đựng những ý nghĩa vô cùng đặc biệt, mà đây còn là món ăn bổ dưỡng thích hợp để chiêu đãi họ hàng, bà con xóm làng…
Phong tục gói bánh tét ngày Tết phổ biến ở hầu hết các tình thành từ miền Nam ra đến miền Trung, thậm chí ở một số tình thành miền Bắc cũng gói bánh Tét ngày Tết. Đây là một trong những phong tục đặc sắc, mang đậm nét văn hóa của người Việt Nam, cần được gìn giữ và phát huy.
Là người dân đất Việt, chúng ta tự hào với những thành quả, giá trị mà ông cha ta gầy dựng bao đời nay. Việc duy trì và phát huy có chọn lọc những nét văn hóa đẹp là điều hoàn toàn nên làm đề ghi nhớ công ơn của những người đi trước.
Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm được những thông tin hữu ích về phong tục văn hóa của người Việt.