Các Bước Vệ Sinh Máy Lọc Không Khí Đơn Giản Và Đúng Cách
Muốn máy lọc không khí hoạt động tốt, bền bỉ thì cần sử dụng nó đúng cách. Muốn sử dụng đúng cách thì không thể bỏ qua khâu vệ sinh máy đúng cách. Điều này không chỉ giúp hiệu quả lọc khí luôn ổn định mà còn góp phần tăng tuổi thọ cho máy lọc không khí của gia đình.
Lưu ý chung khi vệ sinh máy lọc không khí
Hãy đảm bảo rằng, trước khi bạn tiến hành vệ sinh máy, nguồn điện đã được ngắt.
Khi vệ sinh, ngoại trừ màng lọc thô, màng lọc nước hay màng lọc thủy tinh có thể vệ sinh bằng nước còn những loại màng lọc khác không nên vệ sinh bằng nước vì việc màng lọc bị dính nước có thể gây hiện tượng rò rỉ điện và giật điện khi hoạt động.
Cần chú ý vệ sinh màng lọc cẩn thận, bởi đây là bộ phận có nhiều vị tri khó lau chùi, nhất là các khe nhỏ hẹp. Bạn có thể kết hợp với việc lau khăn bằng mềm cùng với chiếc máy hút bụi mini cầm tay để hút sẽ nhanh hơn.
Chỉ nên sử dụng khăn mềm, kết hợp dùng nước ấm để lau chùi máy, tuyệt đối kông sử dụng các chất tẩy rửa hoặc các chất lỏng dễ bay hơi để vệ sinh làm sạch máy vì chúng có thể gây ăn mòn và làm hư hỏng máy. Nên vệ sinh máy lọc không khí khoảng 1 lần/tháng. Đối với những nơi có mức độ môi trường ô nhiễm nặng thì nên vệ sinh máy lọc không khí 2 lần/tháng.
Tìm hiểu loại màng lọc mà máy sử dụng, từ đó hãy xác định thời gian cần thay màng lọc cho máy lọc không khí nhà
Bao gồm:
Màng lọc thô: Không cần thay
Màng lọc than hoạt tính: Tuổi đời 2-3 năm.
Màng lọc phấn hoa: Tuổi đời 6-12 tháng.
Màng lọc nước: Tuổi đời 2 năm.
Màng lọc HEPA: Tuổi đời 3-10 năm.
Các bước vệ sinh máy lọc không khí đúng cách, đơn giản nhất
Vệ sinh máy lọc không khí đúng cách sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng cũng như tuổi thọ của máy lọc không khí. Hầu hất các máy lọc không khí đều có cấu tạo khá đơn giản, vì thế, cách vệ sinh máy lọc không khí dưới đây có thể áp dụng chung cho đa số các dòng máy lọc không khí trên thị trường hiện nay.
Bước 1: Ngắt nguồn điện và tiến hành tháo rồi các bộ phận của máy lọc không khí, bao gồm cả các màng lọc không khí.
Bước 2: Phân loại các bộ phận thành 2 nhóm bao gồm nhóm có thể sử dụng nước để vệ sinh (màng lọc thô, màng lọc thủy tinh hoặc màng lọc nước) và nhóm không thể sử dụng nước, chỉ sử dụng khăn mềm, chổi lông và máy hút bụi mini (các bộ phận còn lại).
Bước 3: Dùng khăn mềm ẩm để lau sạch phần vỏ máy, đặc biệt là các khe hút khí: phần không khí đi vào và vùng cánh quạt không khí đi ra.
Bước 4: Sử dụng nước sạch để vệ sinh đối với các bộ phận như: màng lọc thôm màng lọc nước hoặc màng lọc thủy tinh.
Bước 5: Dùng máy hút bụi cỡ nhỏ, chổi lông… để vệ sinh màng lọc carbon, màng lọc HEPA, màng lọc than hoạt tính
Bước 6: Vệ sinh bộ phận cảm biến: Dùng tăm bông để lấy đi các chất bụi bẩn bám dính trên bộ phận cảm biến giúp máy luôn hoạt động chính xác..
Bước 7: Mang các bộ phận ra những chỗ khô ráo để khoảng 15 đến 20 phút rồi tiến hành lắp ráp lại.
Bước 8: Thực hiện tháo lắp đúng trình tự các bộ phận màng lọc. Bạn có thể tham khảo trên tờ hướng dẫn sử dụng của máy. Việc tháo lắp máy này đôi khi cũng rất hữu ích trong việc sửa máy lọc không khí tại nhà khi cần thiết. Tùy một số model, sau khi lắp xong máy, bạn có thể khởi động lại máy bằng cách nhấn giữ nút “Reset” khoảng 3s trên mặt điều khiển để máy bắt đầu cảm biến lại từ đầu và lập trình chế độ.
Lưu trữ và bảo quản máy lọc không khí
Để đảm bảo độ bền của máy lọc không khí, khi không có nhu cầu sử dụng đến, bạn cũng cần phải lưu trữ và bảo quản máy đúng cách. Cụ thể, nếu muốn bảo quản tốt máy lọc không khí, trước đó, bạn cần vệ sinh máy sạch sẽ rồi bọc ni lông, cho vào hộp, cất ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Đặc biệt, không để máy ở những nơi ẩm ướt hoặc có độ ẩm cao, vì lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến các linh kiện của máy, gây hư hỏng…
Trên đây là những bước vệ sinh máy lọc không khí hiệu quả và đơn giản nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng nó sẽ góp phần làm tăng hiệu quả lọc không khí và tăng tuổi thọ của màng lọc không khí cho gia đình bạn.