Bình nóng lạnh bị yếu nước là một trong những vấn đề mà người dùng thường gặp phải trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này như thế nào? Cùng Win Way tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Do áp lực nước đầu vào không đủ mạnh
– Áp lực nước là yếu tố quyết định đến độ mạnh yếu của nguồn nước xả ra từ bình nóng lạnh. Áp lực nước yếu khiến cho dòng nước chảy lên bình chậm hơn bình thường. Bình nóng lạnh khi không nhận đủ lượng nước cần thiết để đun sôi sẽ khiến thanh đốt nhanh bị mòn và gây cháy bình.
– Nguyên nhân của áp lực nước đầu vào yếu có thể xuất phát từ lúc lắp đặt bình nóng lạnh, khoảng cách giữa bể chứa nước và bình nóng lạnh không đủ cao khiến cho đầu nước vào nước chảy yếu. Hoặc là do người dùng sử dụng nước nóng ở các tầng trên cao, vào mùa hè, mọi người đều sử dụng nhiều nước, nước chảy vào bể chứa chậm nên nước đẩy lên bình cũng chậm theo.
>> Cách khắc phục bình nóng lạnh bị yếu nước do áp lực nước đầu vào:
– Trước khi cài đặt bình nóng lạnh, hãy thực hiện một khảo sát địa hình và chọn vị trí sao cho có thể cải thiện áp lực nước. Độ cao tối thiểu từ máy đến đáy bồn chứa bình nóng lạnh gián tiếp nên là 3m.
– Chọn loại bình nóng lạnh có bơm trợ lực để tận dụng ưu điểm của chúng trong việc tăng áp và đảm bảo nước chảy mạnh, nhanh chóng, và ổn định.
– Ngoài ra, có thể lựa chọn các giải pháp đi kèm như bồn chứa nước hoặc bơm tăng áp để cải thiện áp lực nước.
2. Do thanh nhiệt bị đóng cặn bẩn
Thanh gia nhiệt là thiết bị cấu tạo bên trong ruột bình có tác dụng làm nóng nước. Sau một thời gian dài sử dụng, các cặn bẩn, tạp chất trong nước bám vào thanh gia nhiệt và tích tụ bên trong bình gây ứ tắc từ bên trong hoặc cản trở sự vận chuyển của đường nước khiến bình nóng lạnh bị yếu nước.
Không chỉ làm giảm lưu lượng nước, thanh gia nhiệt bị đóng cặn còn làm nước trong bình bị nhanh nguội hơn và hao phí điện năng đáng kể.
>> Cách khắc phục:
– Bước 1: Ngắt nguồn điện và nguồn nước cấp vào bình nóng lạnh. Đợi trong vài giờ để nóng trong bình nguội hẳn để đảm bảo an toàn.
– Bước 2: Mở nắp bảo vệ để xác định vị trí và tiếp cận thanh nhiệt.
– Bước 3: Sử dụng bàn chải mềm để chải nhẹ bề mặt của thanh nhiệt. Nếu có cặn cứng, bạn có thể sử dụng axit nhẹ như giấm trắng, để làm mềm cặn và dễ dàng làm sạch hơn.
– Bước 4: Mở van xả nước ở đáy bình để xả nước cùng với cặn và bụi bẩn tích tụ. Lặp lại quá trình xả nước và làm sạch cho đến khi nước xả ra đã trong suốt và không còn cặn.
3. Bình nóng lạnh bị yếu nước do cát thạch anh trong bình nước nóng bị giãn nở
Quá trình thanh nhiệt đun nóng làm nhiệt độ nước tăng cao. Khiến các thạch anh bên trong máy nước nóng giãn nở nên tạo ra những mảnh nhỏ. Những mảnh nhỏ này di chuyển theo dòng nước, làm tắc đường ống hoặc vòi hoa sen.
>> Cách khắc phục: Thực hiện vệ sinh định kỳ cho bình nóng lạnh 1-2 năm/lần để đảm bảo hiệu quả hoạt động cũng như tuổi thọ của bình.
4. Do nhiệt độ nước cao nên sinh ra nhiều bọt khí
Bình nước nóng nhà bạn chảy nước yếu có thể là do nhiều bọt khí trong dòng nước. Nước trong bình được đun sôi đến nhiệt độ quá cao sẽ sinh ra nhiều bọt khí. Những bọt khí này sẽ chiếm chỗ của nước, làm cho dòng nước khó thoát ra ngoài và tắc đường ống dẫn nước từ bình nóng lạnh xuống các vòi.
>> Cách khắc phục bình nóng lạnh bị yếu nước do nhiệt độ nước cao:
– Không bật bình nước nóng liên tiếp 24/24 để cát thạch anh không bị giãn nở quá mức. Chỉ bật bình khi chuẩn bị sử dụng đến.
– Dùng mỏ lết tháo dây cấp nước lạnh và nước nóng tại bình ra. Sau đó đợi nước trong bình chảy ra hết rồi lắp lại. Khoảng một lúc sau, bọt khí sẽ thoát ra hết.
5. Do hỏng hệ thống dẫn nước
Bình nóng lạnh lâu ngày rất dễ gặp phải tình trạng nước yếu do hỏng hệ thống dẫn nước vào, ra. Thường là do van cao su, đường ống hao mòn, biến dạng cản trở sự vận chuyển của dòng nước.
Ngoài ra, đôi khi vấn đề còn có thể xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như chuột hoặc bọ cắn phá đường ống, khiến thất thoát nước.
>> Cách khắc phục: Để khắc phục bình nóng lạnh bị yếu nước do hệ thống dẫn nước, bạn kiểm tra đường ống để xác định các vết nứt, hỏng hoặc biến dạng. Thay thế những đoạn đường ống bị hỏng bằng đường ống mới đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
6. Do vòi hoa sen hư hỏng
Vòi hoa sen sử dụng lâu ngày sẽ bị xuống cấp hoặc bị bám cặn bẩn trong nước ở bề mặt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng nước chảy ra phục vụ cho sinh hoạt.
>> Cách khắc phục: Thay thế vòi hoa sen mới. Bạn có thể sử dụng vòi hoa sen tăng áp để giúp tăng áp lực nước đầu ra.
7. Do vòi, dây cấp nước hoặc van một chiều gặp sự cố
Sự tác động của nước nóng có thể làm cho vật liệu nhựa ở các bộ phận như vòi, dây cấp nước hoặc van một chiều bị chảy. Nó sẽ gây tắc nghẽn ở các điểm dẫn nước và làm giảm lưu lượng nước, dẫn đến tình trạng bình nóng lạnh bị yếu nước.
>> Cách khắc phục:
– Thay thế mới những linh kiện bị hỏng hóc.
– Đối với van một chiều, để nhận biết van có hỏng hay chưa, bạn chỉ cần rút đường nước lạnh của máy ra, nếu thấy nước không chảy hoặc chảy yếu thì chắc chắn van 1 chiều đã bị kẹt và cần thay thế van mới.
Van 1 chiều của bình nóng lạnh
Trong khi khắc phục các sự cố, nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc thay thế các linh kiện bên trong bình, bạn nên liên hệ hoặc tham khảo ý kiến với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, không được tự ý sửa chữa sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Bài viết trên của Win Way đã chia sẻ chi tiết tới bạn nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng bình nóng lạnh bị yếu nước. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để khắc phục lỗi thành công, sử dụng bình nóng lạnh an toàn và hiệu quả.