Hãy “ăn sáng như một vị vua” – điều này có nghĩa bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, tuy nhiên rất nhiều người lại có thói quen bỏ qua bữa ăn này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây về Tổng hợp 12 món ăn sáng ngon, dễ làm tại nhà sau để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình bạn để chào đón một ngày mới nhiều năng lượng.
Bún bò cà chua
Nguyên liệu làm món bún bò cà chua:
– Cà chua: 3 quả to vừa, rửa sạch rồi một nửa cắt nhỏ, một nửa cắt múi và để riêng
– Thịt bò băm: khoảng 200 gr
– Sả: 1 củ đem rửa sạch, đập dập
– Tỏi: vài tép đem băm nhỏ
– Hành ta: 1 củ đem thái mỏng
– Gia vị khác: dầu ăn, muối, tiêu, nước mắm
– Hành ngò, cắt nhỏ
– Bún: đủ ăn
Quá trình thực hiện món bún bò cà chua:
– Bắc nồi lên bếp, cho dầu vào, bật nhỏ lửa để dầu nóng rồi cho hành vào phi xém vàng, dậy mùi thơm. Ướp hành phi này cùng tỏi, muối, tiêu vào thịt bò. Tiếp theo, trộn đều và ướp khoảng 30 phút.
– Lấy một nồi khác, cho sả đập dập cùng 2 tô nước, đun sôi khoảng 20 – 30 phút cho sả ra nước thơm rồi vớt sả bỏ đi.
– Bắc nồi dầu trở lại bếp đun đến khi thấy nồi nóng thì cho thịt vào xào cho thịt săn lại và cho thịt ra đĩa.
– Tiếp theo cho ½ phần cà chua cắt nhỏ vào nồi đã xào thịt, xào cho cà chua ra màu đẹp. Cho thịt trở lại nồi.
– Cho nước đun sôi có hương sả ở bước 3 và ½ phần cà chua còn lại vào, nêm gia vị vừa ăn, có thể nêm hơi nhạt một tí rồi đun thêm khoảng 5 – 10 phút. Nếu muốn ăn thịt tái thì chỉ xào ½ số thịt, còn lại ½ lúc này bỏ vào. Thịt vừa tái thì tắt lửa. Lúc này mới nêm mắm vào sao cho vừa miệng ăn.
– Cuối cùng cho bún và hành ngò vào tô rồi múc nước và cà chua vào tô và thưởng thức.
Miến xào thịt bằm
Nguyên liệu làm món miến xào thịt bằm:
– Miến rong: 85gr
– Thịt heo: 100gr
– 1 muỗng canh sa tế (tùy khẩu vị để điều chỉnh độ cay)
– Vài tép tỏi; 1 cây hành lá; 1 nhánh gừng nhỏ
– Gia vị khác: dầu ăn, nước tương, dầu hào, muối
Quá trình thực hiện miến xào thịt bằm:
– Miến đem rửa sạch rồi ngâm với nước lạnh cho đến khi thấy miến mềm rồi mới vớt miến ra cắt thành đoạn nhỏ vừa ăn. Để tiết kiệm thời gian có thể ngâm miến với nước ấm
– Thịt rửa sạch đem thái miếng rồi băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ lụa đem băm nhỏ. Gừng cũng cạo vỏ, băm nhuyễn. Hành lá thái nhỏ, để riêng phần đầu hành trắng.
– Làm nóng chảo với khoảng 2 muỗng canh dầu ăn, khi thấy dầu nóng thì trút đầu hành trắng vào, tỏi và gừng bằm nhỏ vào phi thơm trên lửa vừa.
– Khi thấy thịt băm săn lại, thêm 1 muỗng canh sa tế vào xào chung cho đến khi thịt thấm đều màu. Lượng sa tế này có thể tăng hay giảm tùy theo khẩu vị của các thành viên trong gia đình.
– Cho miến vào rồi đảo nhẹ tay cho đến khi miến trộn lẫn với các nguyên liệu khác
– Thêm khoảng 160ml nước nóng hoặc nước dùng, tiếp tục đun sôi rồi mới hạ nhỏ lửa, đun liu riu trong khoảng 3 – 5 phút cho sợi miến nở mềm. Nêm thêm 1 muỗng canh nước tương; 1 muỗng canh dầu hào và ½ muỗng cà phê muối hoặc nêm tùy khẩu vị để vừa miệng.
– Cuối cùng, rắc hành lá cắt nhỏ lên trên mặt, đảo đều lại lần nữa rồi tắt bếp và cho ra bát trình bày là có thể thưởng thức ngay rồi.
Bánh mì chảo
Nguyên liệu làm bánh mì chảo:
– Bánh mì: 2 cái
– Xúc xích: 2 cây loại ngon (có thể dùng xúc xích hun khói)
– Trứng gà: 2 quả
– Dưa chuột: 1 quả
– Cà chua: 3 quả
– Pate: 100gr
– Hành, tỏi băm
– Hành lá, rau mùi, ớt
– Gia vị khác: Đường, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn.
Quá trình thực hiện bánh mì chảo:
– Lấy dao khía nhẹ lên thân xúc xích thành những các đường chéo. Việc này giúp khi chiên xúc xích sẽ có hình dáng đẹp mắt.
– Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng sau đó cho xúc xích vào chiên chín đều hai mặt. Tiếp tục, gắp xúc xích ra đĩa, để qua giấy thấm dầu cho ráo dầu.
– Để nguyên chảo rồi đập tiếp quả trứng vào ốp la, để lửa nhỏ cho dễ kiểm soát độ chín của trứng, lúc trứng còn ướt thì rắc lên một ít muối để hương vị thêm đậm đà hơn. Trứng có thể chiên lòng đào hoặc chín tùy theo sở thích và khẩu vị. Sau đó, gắp trứng ra đĩa cùng với xúc xích.
– Cà chua rửa sạch, thái lát mỏng. Dưa chuột cũng đem rửa sạch, tốt nhất là ngâm với nước muối loãng rồi thái thành từng miếng vừa ăn.
Làm nước sốt bánh mì:
– Để làm nước sốt bánh mì được ngon, mịn thì nên bóc vỏ cà chua: Lấy dao khứa thành hình chữ thập lên đầu quả cà chua. Đặt một nồi nước nhỏ lên bếp đun sôi, tắt bếp. Sau đó, thả 2 quả cà chua vào để khoảng 5 phút rồi cho ra nước lạnh. Lúc này có thể bóc vỏ cà chua một cách dễ dàng.
– Cầm quả cà chua rồi thái luôn vào một cái bát, không nên thái qua thớt vì lúc này cà chua bị mất vỏ, khi thái dễ bị nát và mất nước.
– Vẫn sử dụng chảo vừa rán xúc xích và trứng, cho thêm ít dầu ăn vào đun nóng rồi cho hành, tỏi băm vào phi thơm, cho cà chua vào chảo xào cùng với hành tỏi, đun nhỏ lửa cho nhuyễn cà, cho vào một ít ớt cay để vị sốt nồng ngon hơn. Đổ thêm vào nửa bát con nước lọc, nêm lại gia vị, rắc một ít hạt tiêu vào cho dậy mùi. Nước sốt bánh mì sánh mịn, vị chua chua, cay cay vừa phải là ngon.
– Trình bày xúc xích và trứng, dưa chuột và ít pate vào trong chảo nước sốt cà chua, bày một ít rau mùi lên trên cho đẹp mắt. Có thể đem nướng nóng bánh mỳ lên nếu thích rồi ăn kèm với sốt trong chảo. Tuy nhiên, nếu đãi nhiều người thì không thể để trong chảo được, với chảo làm ở nhà có quai nhìn sẽ hơi mất mĩ quan, có thể bày ra đĩa sâu lòng nhé.
Bún thịt nấu chua
Nguyên liệu làm món bún thịt nấu chua:
– Bún: khoảng 500gr
– Thịt nạc vai xay nhỏ: 150gr
– Cà chua: 3 quả
– Vài nhánh hành lá
– 1 mớ rau mùi tàu
– 1 giắt me (để nấu canh chua)
– 1 củ hành tím khô
– Gia vị khác: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm
Quá trình thực hiện bún thịt nấu chua:
– Thịt nạc ướp với một chút mắm.
– Cà chua rửa sạch, thái múi cau.
– Hành lá, mùi tàu thái nhỏ.
– Hành tím bỏ vỏ, thái lát.
– Làm nóng dầu ăn trong nồi rồi cho hành tím vào phi thơm rồi cho thịt nạc vào xào đều.
Khi thịt vừa chín tới thì cho cà chua vào, đảo khoảng 2 – 3 phút thì thêm nước dùng cho vừa ăn. Sau đó cho bún vào tô rồi đổ nước dùng vào là có thể thưởng thức ngay rồi.
Miến gà
Nguyên liệu làm món miến gà:
– Miến dong: 2 lạng
– Đùi gà ngon: 2 cái
– Nấm hương, nấm đông cô, nấm mèo: 5 tai
– Hành hoa, rau răm: 1 ít
– Măng khô: 100 gr
– Gia vị khác: dầu ăn, mắm, muối…
Quá trình thực hiện món miến gà:
– Nấm mèo, nấm hương, nấm đông cô và măng khô đem ngâm nước nóng già, rửa sạch, sau đó cắt bỏ chân nấm rồi thái nhỏ, măng khô cắt phần già, xé nhỏ.
– Miến dong ngâm nước lạnh cho mềm ra rồi đem cắt từng đoạn vừa
– Bắc chảo dầu lên bếp rồi cho hành khô vào phi thơm, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ vào xào, tiếp đến cho măng khô vào xào cùng, nêm thêm 1 muỗng bột canh hoặc bột nêm.
– Đùi gà rửa sạch với nước muỗi loãng cho vào nồi luộc chín sau đó vớt đùi gà để khô rồi xé sợi thịt gà cho vào xào cùng với hỗn hợp nấm hương, mộc nhĩ. Còn phần nước dùng gà đun nhỏ lửa thêm ít bột nêm, bột canh cho vừa miệng sau đó thêm mộc nhĩ, nấm hương vào đun khoảng 2 – 3 phút.
– Miến chần qua nước sôi hoặc có thể thả luôn vào nồi nước dùng rồi vớt ra, xếp thịt gà, hành dăm thái nhỏ, mộc nhĩ, măng chua, rau rút lên vào một cái tô. Sau đó từ từ chan nước dùng lên và dùng nóng.
Bánh cuốn nhân tôm
Nguyên liệu làm món bánh cuốn nhân tôm:
Phần bánh cuốn:
– Bột gạo: 200gr
– Bột năng: 30gr
– Bột mỳ: 30gr
– ½ muỗng cafe muối
– 2 muỗng canh dầu ăn
– Nước ấm: 350ml
– Nước nóng: 240ml
Phần nước chấm bánh cuốn
– 2 muỗng cafe đường
– Nước lạnh: 120ml
– 2 muỗng canh nước tương đen
– 2 muỗng canh dầu hào
Phần nhân tôm:
– ¼ bát tôm khô
– 1 muỗng canh dầu ăn
– ¼ thìa cafe muối
– ¼ chén hành lá xắt nhỏ
– Hạt mè rang
Quá trình thực hiện món bánh cuốn nhân tôm:
– Rửa sạch tôm khô, rồi đem ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút sau đó xả đi rồi cắt nhỏ tôm. Thêm dầu ăn vào chảo nhỏ ở lửa vừa, cho tôm vào xào khoảng 2 phút thì thêm muối, hành lá và đảo đều rồi tắt lửa.
– Cho bột gạo, bột năng, bột mỳ và muối vào một tô lớn, thêm dầu ăn và 120ml nước ấm vào trộn cho đến khi hỗn hợp mịn đều thì cho nước nóng vào. Sau đó cho bột nghỉ trong khoảng 30 – 45 phút. Sử dụng khuôn nhôm 20 x 20cm để tráng bánh. Nên dùng nồi hoặc chảo lòng sâu lòng để hấp bánh, chú ý rằng nồi phải có nắp đậy và có thể để ngập 5cm nước. Khi nước đã sôi, thì đặt khuôn nhôm vào. Dùng phới silicon chịu nhiệt để phết mỏng một lớp dầu lên khuôn nhôm, sau đó đổ bột vào khuôn, dùng nhấc nồi để tráng bột cho đều.
– Đậy nồi lại và hấp trong khoảng 3 phút là bánh chín. Sau đó cẩn thận lấy bánh ra khỏi khuôn nhé!
– Rắc phần nhân tôm và hành lá lên, sau đó cuộn bánh lại, dùng dao sắc cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
– Làm nước chấm bằng cách cho đường và nước vào chảo, đun cho đến khi đường tan hoàn toàn thì thêm nước tương, dầu hào vào, để lửa nhỏ cho đến khi tất cả hòa quyện là được. Sau đó trình bày và thưởng thức ngay thôi.
Mì xào ngao
Nguyên liệu làm món mì xào ngao:
– Mì: 300gr
– Ngao: 1kg
– 4 muỗng canh dầu ô liu
– 1 củ hành tây cắt nhỏ
– 1 thìa súp thì lá cắt nhỏ
– 4 thìa cà phê tỏi băm
– Rượu mùi: 80ml
– 2 muỗng súp cà chua hộp
– 1 – 2 thìa cà phê đường
– Một ít muối
Quá trình thực hiện mì xào ngao:
– Ngao ngâm nước khoảng 30 phút rồi đem rửa sạch, để ráo nước.
– Mì luộc chín và để ráo.
– Đun nóng dầu ô liu trong cái chảo lớn ở mức lửa vừa, rồi thêm hành tây, trút ngao và thì là vào đảo nhanh, rắc muối. Khuấy đều và xào cho đến khi nghêu mở, khoảng 4-5 phút, thêm tỏi băm nhỏ và xào trong khoảng 1 phút nữa.
– Cho sốt cà chua vào nước hấp ngao, nêm muối và đường. Khuấy đều, đun lửa liu riu khoảng 20 phút.
– Mì luộc và nấu trong 20 phút. Trong khi nước sốt cà chua là nấu ăn, đun nóng một nồi nước lớn muối cho mì ống.
– Nếu muốn nước sốt mịn, thêm rượu. Bạn có thể cho nước sốt vào máy xay một lượt.
– Đun phần nước sốt lên, cho mì vào, cho phần ngao đảo chín trên vào, trộn đều, sau đó trình bày ra đĩa là có thể thưởng thức ngay.
Mì xào thịt bò
Nguyên liệu làm món mì xào thịt bò:
– 1 mớ rau ngồng cải (hoặc rau cải)
– Thịt bò: 300gr
– 3 – 4 gói mỳ tôm
– 3 thìa canh xì dầu
– 3 thìa canh dầu hào
– Gia vị khác: đường, dầu ăn, tỏi.
Quá trình thực hiện món mì xào thịt bò:
– Rau ngồng cải nhặt đoạn non rồi đem rửa sạch.
– Thịt bò thái miếng mỏng, ướp với 1 thìa canh xì dầu, đường, 1 thìa canh dầu hào trộn đều để khoảng 10 – 15 phút.
– Ngâm mì vào nước lạnh cho mì nở ra.
– Cho chảo lên bếp và cho tỏi vào phi thơm, cho tiếp thịt bò vào xào qua, xào thịt bò đến khi săn lại thì cho ra đĩa.
– Tiếp tục cho rau cải vào xào. Sau đó thêm ¼ bát con nước vào đảo cùng và đậy vung khoảng 3 – 5 phút cho rau ngồng cải chín. Dùng dao cắt thử xem rau đã chín mềm thì vớt ra đĩa.
– Cho tiếp mì vào chảo và đảo đều. Tiếp đó, cho thịt bò, rau cải, thêm 2 thìa canh xì dầu, 2 thìa canh dầu hào vào đảo đều. Nếu thích ăn cay có thể cho thêm chút tương ớt vào xào chung với mì để vị cay đều hơn, nhanh tay khoảng 1 – 2 phút cho ngấm gia vị rồi tắt bếp rồi trình bày lên đĩa.
Lưu ý:
– Không ướp nước mắm với thịt bò vì như thế thịt bò sẽ dễ bị chảy nước.
– Nếu không có thời gian ngâm mì, thì có thể chần mì qua nước sôi rồi vớt ra, cho ít dầu ăn vào đảo đều để mì không bị rối khi xào.
– Nếu thích ăn mì xào thịt bằm thì có thể băm hoặc xay thịt bò rồi chế biến như bình thường nhé.
Bánh mì nướng muối ớt
Nguyên liệu làm bánh mì nướng muối ớt:
– Bánh mì: 10 ổ
– Ruốc/ chà bông: 3 muỗng canh
– Xúc xích: 2 cây
– Ớt sa tế
– Tương ớt
– Sốt mayonnaise
– Hành lá
– Gia vị thông thường khác: đường, bột ngọt, dầu ăn.
Quá trình thực hiện món bánh mì nướng muối ớt:
– Bánh mì chọn loại bánh mì nhỏ, cho vào túi ni lon và ép hơi cho bẹp xuống.
– Pha nước sốt muối ớt như sau: 2 thìa đường, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa ớt sa tế, 2 thìa tương ớt, trộn đều cho gia vị tan hết.
– Xúc xích cắt thành các sợi dài khoảng 3cm.
– Làm mỡ hành: hành lá cắt nhuyễn cho vào 1 xíu muối, dầu cho vào chảo, đun thật sôi, đổ dầu vào hành để làm nở hành, làm như vậy sẽ làm hành không bị thâm đen.
– Nướng bánh mì: dùng cọ phết đều nước sốt muối ớt lên đều khắp bánh mì, cho bánh mì vào lò nướng (ngon nhất là nướng than), khoảng 1 phút để bánh vừa đủ giòn thì lấy ra, phết ít mỡ hành lên trên.
– Cắt bánh mì thành những miếng vừa ăn, cho lên đĩa, cuối cùng cho thêm ruốc, chà bông, xúc xích, tương ớt và sốt mayonnaise lên trên và thưởng thức ngay thôi.
Cơm rang thập cẩm
Nguyên liệu làm cơm rang thập cẩm
- Cơm nguội: 1 tô lớn
- Lạp xưởng tươi: 1 cây
- Trứng gà: 2 quả
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tím: 2 củ
- Đậu cô ve: 300gr
- Nước mắm nguyên chất
- Gia vị khác: nước tương, tương ớt, hạt nêm, tiêu xay
Quá trình thực hiện làm cơm rang thập cẩm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cà rốt sau khi mua về mang gọt sạch vỏ, đem đi rửa sạch với nước lạnh. Sau đó cắt hạt lựu nhỏ cho vừa ăn.
- Đậu cô ve nhặt bỏ đi 2 đầu và phần sơ ở thân, rửa sạch với nước rồi mang đi cắt hạt lựu.
- Đối với lạp xưởng tươi thì đem đi rửa sơ qua nước ấm, lọc bỏ phần vỏ bọc bên ngoài, để ráo nước rồi cắt hạt lựu tương tự.
- Hành tím bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi mang đi băm nhuyễn.
Bước 2: Trộn cơm với trứng
- Đập 2 quả trứng gà vào bát cơm nguội đã chuẩn bị sẵn. Đồng thời nêm vào đó 1 thìa canh nước mắm nguyên chất, 1 thìa cà phê tiêu xay (tùy khẩu vị để nêm vừa đủ)
- Dùng đũa trộn đều trứng với cơm và gia vị với nhau. Làm cách này cơm rang thập cẩm sẽ có màu vàng đều, đẹp mắt, đồng thời phần cơm cũng sẽ thấm đều gia vị hơn.
Bước 3: Xào rau củ
- Bắc chảo lên bếp, cho vào một ít dầu ăn đun nóng. Cho hết tất cả phần hành tím băm nhuyễn vào phi thơm. Tiếp đến cho lần lượt cà rốt, đậu cô ve, lạp xưởng tươi vào xào chín.
- Nếu muốn cũng có thể cho thêm vào 1 quả trứng ở công đoạn này, nó cũng sẽ giúp cho phần rau củ ngon hơn. Xào khoảng 3 – 5 phút tùy vào độ lớn của rau củ.
Bước 4: Rang cơm với rau củ
- Bắc lên bếp một chảo dầu mới, đợi đến khi dầu nóng thì cho cơm đã trộn sẵn với trứng vào chiên. Chú ý nên chiên với lửa vừa và đảo đều tay để tránh làm cơm cháy khét.
- Cuối cùng, đảo đến khi hạt cơm dần khô và được phủ lên một lớp trứng màu vàng nhẹ thì cho phần rau củ xào vào trộn đều. Nêm thêm một ít hạt nêm và gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp cho ra đĩa thưởng thức.
Mì Ý trộn
Nguyên liệu làm món mì Ý trộn:
– Mì pasta; 375gr
– 2 thìa canh dầu ô liu
– 1 củ hành tây tím nhỏ, cắt lát mỏng
– 2 tép tỏi, băm nhỏ
– Cà chua hộp: 400gr
– 1 thìa cà phê đường
– 2 thìa canh lá húng quế cắt nhuyễn
Quá trình thực hiện mì Ý trộn:
– Luộc mì pasta trong một cái nồi nước sôi lớn, thêm một chút muối và dầu ăn.
– Khi mì chín, trụng mì qua nước lạnh rồi để ráo.
– Bắc chảo dầu lên bếp, đun nóng dầu, rồi thêm hành tây vào đảo khoảng 3 phút đến khi thấy hành thơm, mềm, rồi thêm tỏi, đảo 1 phút.
– Tiếp theo trút cà chua hộp, nêm chút đường, đun đến khi hỗn hợp sôi, trong 5 phút thì tắt bếp.
– Cho mì ra đĩa, trút hỗn hợp cà chua vào, trộn đều, nêm chút muối, tiêu và rau húng quế, cuối cùng trình bày ra đĩa và dùng nóng.
Bánh đa cá rô đồng
Nguyên liệu làm món bánh đa cá rô đồng
- Cá rô đồng: 500 gr (nếu không có cá rô đồng có thể thay thế bằng cá rô phi)
- Bánh đa: 300 gr
- 1 mớ rau cần (hoặc có thể thay bằng rau cải, rau ngót, tùy mùa rau và sở thích)
- Xương heo (hoặc nước dùng xương): 300gr
- Gừng, hành lá, hành tím, thì là, cà chua
- Rau sống ăn kèm
- Gia vị khác: bột nêm, muối, hạt tiêu,…
Quá trình thực hiện làm bánh đa cá rô đồng
Buóc 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cá rô đồng rửa sạch, cho thêm một ít muối vào xóc đều cho sạch nhớt. Sau đó đánh vảy cá, cắt phần đầu riêng ra và bỏ hết ruột.
- Rửa sạch xương heo với giấmđể khử mùi hôi.
- Rau cần đem nhặt sạch, cắt khúc, rửa sạch rồi đem để ráo nước.
- Cà chua rửa sạch và cắt múi cau. Thì là, hành rửa sạch và cắt khúc
- Bánh đa ngâm với nước lạnh cho mềm ra sau đó chần sơ bằng nước sôi.
Bước 2: Luộc cá và hầm xương
- Cho phần mình cá vào nồi nước, đun sôi và luộc chín cá.Sau đó gỡ phần nạc riêng ra, dùng phần xương giữa và 2 bên cho vào giã chung với đầu cá lấy nước.
- Tiếp theo, bắc nồi nước khác lên luộc xương sau khi rửa để lấy nước hầm. Sau đó đổ phần nước cốt cá rô vào đun với lửa nhỏ trên bếp. Cho vào 1 thìa cà phê muối.
Bước 3: Làm nước dùng
- Cho vào chảo 3 thìa cà phê dầu ăn, phi thơm 3 thìa cà phê hành băm. Khi hành thơm thì cho cà chua đã cắt múi vào xào cùng. Sau đó cho thêm 1 thìa cà phê hạt nêm rồi tiếp tục xào.
- Khi cà chua đã mềm thì cho phần cà chua với hành đó vào nồi nước dùng đun sôi liu riu rồi thêm vài lát gừng thái chỉ để nước dùng không tanh. Nêm nếm tiếp cho vừa miệng.
Bước 4: Chiên cá rô
Phần thịt cá rô đã lọc thì chiên vàng trên chảo rồi gắp ra giấy thấm dầu cho ráo dầu ăn.
Bước 5: Trình bày món ăn
Bánh đa khi đã mềm thì cho vào tô, thêm phần thịt cá đã ráo dầ. Rau cần trụng qua vào nồi nước dùng rồi xếp lên bát. Thêm hành lá, thì là rồi chan từ từ nước dùng vào. Có thể thêm ớt hoặc tiêu cho thơm hơn nha. Sau đó bạn có thể thưởng thức ngay rồi.
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và thay vì việc ăn sáng ở các nhà hàng hay quán ăn ngoài, không kiểm soát được về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, thì chị em nội trợ có thể vào bếp chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà với Tổng hợp 12 món ăn sáng ngon, dễ làm tại nhà ở trên với hướng dẫn cách làm đầy đủ chi tiết cho chị em tha hồ nấu nướng và thay đổi món liên tục. Đừng chần chừ gì nữa, hãy lên thực đơn cho bữa sáng cả tuần để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và năng lượng đầy đủ nhất cho cả nhà nha. Chúc các chị em nội trợ thành công!