Những ngày cuối năm, tiết trời bắt đầu lạnh thì nhu cầu tìm mua lò nướng luôn tăng cao. Để có những món thức ăn nướng thơm ngon trong bữa cơm gia đình mà không khiến các chị em phải vất vả, đặc biệt trong công đoạn vệ sinh, dọn dẹp là động lực chính cho các thương hiệu thiết bị nhà bếp thiết kế thêm chức năng tự làm sạch tiện dụng để đáp ứng được nhu cầu của người nội trợ. Hiện nay, có nhiều công nghệ tự làm sạch ưu việt, mỗi một kiểu lại có những ưu và nhược điểm riêng, hãy tìm hiểu một chút về những công nghệ này và chọn lựa cho mình những chiếc lò nướng tự làm sạch phù hợp với bài viết Top 10 lò nướng có chế độ tự làm sạch dưới đây nhé.
1. Các phương pháp tự làm sạch của lò nướng
Lò nướng hiện nay có ba phương pháp tự làm sạch chủ yếu đó là: thủy phân (công nghệ Hydro Clean), làm sạch bằng lớp lót xúc tác (Catalytic, Eco Clean) và nhiệt phân (công nghệ Pyrolytic).
1.1. Công nghệ làm sạch bằng hơi nước – Hydro Clean (hay còn gọi là thủy phân)
Các bước thực hiện: bắt đầu với một lò nướng khi đã nguội hẳn, bỏ khay và hệ thống giá đỡ ra để vệ sinh riêng (có thể sử dụng an toàn trong máy rửa bát). Tiếp theo, đổ 250ml nước trên sàn lò và chọn chế độ Hydro Clean. Sau khi chu trình kết thúc, rất đơn giản là bạn chỉ cần lau sạch độ ẩm và thực phẩm (đã được hơi nước nóng bóc tách sạch sẽ khỏi bề mặt lò).
Khi lò nướng gia nhiệt lên tới 100ºC biến nước thành hơi nước. Hoạt động linh hoạt của hơi nước được tạo ra trong khoang lò và công nghệ phủ Hydro Clean giúp tách bóc tất cả các vết bẩn khỏi bề mặt khoang lò, giúp vấn đề vệ sinh thiết bị trở nên cực kỳ đơn giản.
Ưu điểm của lò nướng với công nghệ làm sạch thủy phân:
- Công nghệ Hydroclean là một cuộc cách mạng công nghệ tự làm sạch ở lò nướng. Các lớp men bảo vệ không bị hư hại theo thời gian hoặc nếu phải sử dụng thường xuyên.
- Các lớp phủ không dính nội thất và khay của lò nướng sẽ được làm sạch một cách dễ dàng.
- Các chu kỳ làm sạch Hydro Clean ngắn hơn và chạy ở nhiệt độ thấp hơn so với hệ thống làm sạch khác hiện có, tiết kiệm năng lượng và thời gian.
- Vệ sinh sạch lò nướng một cách hiệu quả và nhanh chóng chỉ trong khoảng 24 phút.
Nhược điểm của lò nướng tích hợp công nghệ làm sạch thủy phân:
- Lò nướng tích hợp công nghệ tự làm sạch thủy phân cũng phải lau dọn bằng vải sau quá trình lò làm sạch
- Cần có chu trình làm sạch riêng
1.2. Công nghệ làm sạch bằng lớp lót xúc tác Catalytic
Lò nướng tự làm sạch bằng công nghệ lớp lót xúc tác Catalytic có thể tự làm sạch ngay trong khi đang vận hành.
Nhà sản xuất đã sử dụng một lớp lót đặc biệt được tráng bằng men xốp, có tính năng hấp thụ dầu mỡ, chất béo và một vài thành phần của thức ăn khác. Khi lò được làm nóng đến hơn 200ºC nó oxi hóa các bụi bẩn và các vụn thực phẩm, và chỉ để lại một chút cặn bẩn, việc của bạn không có gì nhiều ngoài việc lau nó đi.
Công nghệ này sử dụng nhiệt độ thấp hơn so với công nghệ làm sạch nhiệt phân. Nên bạn hoàn toàn có thể vừa nấu vừa tự làm sạch luôn. Do đó bạn không cần phải chạy một chu kỳ làm sạch riêng biệt. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm điện năng hơn.
Lò nướng nhiệt phân có thể làm sạch từng bộ phận bên trong khoang lò. Nhưng lò nướng lót xúc tác thường chỉ được gắn ở hai bên hoặc phía sau của lò nướng. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần phải tự làm sạch những bộ phận không được lót lớp lót này như các cửa và giá đỡ lò.
Không giống như các lò nướng nhiệt phân, các lớp lót này cần được thay thế sau một thời gian nhất định.
Ưu điểm của lò nướng tích hợp công nghệ tự làm sạch Catalytic:
- Lò nướng tích hợp công nghệ làm sạch Catalytic nằm trong mức có thể chi trả được.
- Có thể tự làm sạch ngay trong khi nấu nên tiết kiệm thời gian và năng lượng.
Nhược điểm của lò nướng tích hợp công nghệ tự làm sạch Catalytic:
- Không thể tự làm sạch toàn bộ các bộ phận bên trong khoang lò vì vậy bạn vẫn phải chủ động vệ sinh các bộ phận đó.
- Các tấm lót xúc tác cần được thay thế thường xuyên đúng kỳ hạn.
1.3. Công nghệ làm sạch bằng nhiệt phân Pyrolytic
Lò nướng công nghệ làm sạch nhiệt phân Pyrolytic, không sử dụng hóa chất giúp tiết kiệm sức lao động và mối nguy hiểm thường gắn liền với các phương pháp làm sạch bề mặt lò bằng hóa chất phổ biến. Với kỹ thuật này, việc sử dụng một quá trình gồm ba giai đoạn tự động để làm sạch một cách an toàn trong khi tiết kiệm thời gian lao động, để bạn có thể tập trung cho những việc quan trọng và ý nghĩa hơn. Lò nướng sử dụng công nghệ tự làm sạch nhiệt phân có thể khả dụng với tất cả các loại, kích thước và hình dạng của thủy tinh và phụ tùng kim loại như thanh trượt, xiên, vỉ nướng có trong khoang lò…và sau đó loại bỏ gần như toàn bộ chất bẩn dư thừa sau quá trình nấu ăn. Chỉ cần vệ sinh một bước cuối cùng với nước là đủ để loại bỏ hoàn toàn dấu vết còn lại của những vết bẩn.
Giai đoạn 1: Khoang lò được thanh lọc để loại bỏ không khí.
Giai đoạn 2: Nhiệt độ lò nướng được nâng lên đến khoảng 480 độ C để thiêu hủy các chất bẩn hữu cơ (thức ăn còn sót lại sau quá trình nấu). Quá trình nhiệt phân được thực hiện một cách an toàn trong một không gian không chứa oxy. Sau khi hoàn tất chỉ để lại dư lượng carbon (tro) trên thủy tinh và các bộ phận.
Giai đoạn 3: Carbon tồn dư được loại bỏ bằng cách để không khí lùa trong khoang lò. Ở nhiệt độ này, các dư lượng carbon bị oxy hóa nhanh chóng. Sau một thời gian định trước, lò tắt và từ từ nguội đến nhiệt độ phòng. Bạn có thể mở ra để lau dọn một cách an toàn.
Đặc biệt, lò có thể tự động khóa cửa trong suốt quá trình tự làm sạch để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ưu điểm của lò nướng sử dụng công nghệ nhiệt phân Pyrolytic:
- Làm sạch được toàn bộ các bộ phận bên trong khoang lò.
- Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.
Nhược điểm của lò nướng công nghệ nhiệt phân Pyrolytic:
- Ngay trong khi nấu không thể tự làm sạch mà cần một chu trình làm sạch riêng.
- Vẫn cần vệ sinh hậu kỳ – lau dọn phần tro dư thừa sau quá trình tự vệ sinh
1.4. Công nghệ tự làm sạch Eco clean
Quá trình tự làm sạch tự động hiệu quả cao có tên gọi là Eco Clean là một sự đổi mới trong ngành thiết kế thiết bị lò nướng. Hệ thống Eco clean đã làm dừng lại việc tốn thời gian trong vấn đề vệ sinh lò nướng. Một lớp lót đặc biệt của bề mặt gốm siêu mịn trên tường lò đảm bảo chắc chắn rằng mỡ sẽ được tự động hấp thụ trong quá trình rán hoặc nướng bánh và vụn thức ăn được oxy hóa, cùng với tất cả các mùi khác của thức ăn sót lại. Lót của lò được tạo thành từ hàng ngàn xốp gốm oxy siêu nhỏ. Khi lò nóng lên trong quá trình nấu ăn, oxy được giải phóng từ các tấm lót và oxy hóa cũng như phân hủy mỡ hoặc vụ thức ăn dư thừa trên lớp vải lót, để lại lớp lót lò sạch bóng. Lót này sẽ tự tái tạo lại bất cứ khi nào nó được làm nóng và do đó sẽ vẫn thực hiện được chức năng trong quá trình sử dụng của lò nướng.
Ưu điểm của lò nướng sử dụng công nghệ làm sạch Eco clean
- Xử lý mỡ, xử lý mùi hiệu quả, nhanh chóng
- Thân thiện với môi trường
- Có thể tự tái tạo
Nhược điểm của lò nướng sử dụng công nghệ làm sạch Eco clean
- Giá thành loại lò nướng này cao hơn các loại khác.
2. Một số model lò nướng tích hợp chế độ tự làm sạch
2.1. Lò nướng Bosch HBG675BB1 Series 8
- Lò nướng Bosch HBG675BB1 Series 8 giúp đạt được kết quả nướng và rang hoàn hảo
- Tính năng AutoPilot 10 làm cho mọi món ăn đều hoạt động hoàn hảo nhờ 10 chương trình tự động được cài đặt sẵn
- Không khí nóng 4D: kết quả hoàn hảo nhờ phân phối nhiệt tối ưu – bất kể cấp độ
- Hoạt động với màn hình TFT: Hoạt động dễ dàng nhờ vòng điều hành với văn bản và ký hiệu đơn giản
- ColorGlass: một sự thay thế tuyệt vời cho thép không gỉ nhờ mặt trước bằng kính đen
- Lò nướng Bosch HBG675BB1 Series 8 thuộc phân khúc tự làm sạch của Bosch. Lò nướng Bosch được trang bị công nghệ vệ sinh lò bằng nhiệt phân, nhanh chóng đánh bay mọi vụn thức ăn và dầu mỡ sau quá trình nấu nướng
2.2. Lò nướng Bosch HBG5780S6 Serie 6
- Không khí nóng 3D giúp kết quả nấu nướng hiệu quả nhất
- Tính năng AutoPilot 30 làm cho mọi món ăn đều được nấu hoàn hảo nhờ 30 chương trình tự động được cài đặt trước
- Hoạt động với màn hình TFT trực quan
- Nhờ phương pháp vệ sinh nhiệt phân nên làm sạch dễ dàng
2.3. Lò nướng Bosch HBG6764S6B Serie 8
- Kiểm soát nhiệt độ và thực phẩm hoàn hảo với các cảm biến tích hợp
- Tự động làm sạch kết hợp công nghệ nhiệt phân và thủy phân
- Nấu nướng đồng đều nhờ tính năng không khí nóng 4D Hotair
- Kết nối Home Connect, Amazon Alexa tiện lợi, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
2.4. Lò nướng Bosch HSG636BS1 Series 8
- Không khí nóng 4D Hot Air làm cho khí nóng được lưu chuyển tới tất cả các khay nướng.
- Màn hình TFT: màn hình hiển thị và cảm ứng TFT hiển thị hình ảnh rõ ràng.
- Tính năng AutoPilot 10 với 10 chương trình nướng tự động.
- Steam boost function giúp thức ăn giòn vỏ và mềm bên trong.
- Kiểm soát nhiệt độ từ: 30 ° C – 250 ° C.
- Tự vệ sinh với công nghệ Eco Clean: Vách sau của thiết bị này được phủ một lớp men đăc biệt Enamel Anthracite. Lớp men này sẽ hấp thụ mỡ và chất bẩn thừa trong qua trình nướng. Việc vệ sinh lò nướng trở nên nhanh chóng và dễ dàng.
2.5. Lò nướng Bosch HBA5360S0 Serie 6
- Nấu ăn hoàn hảo nhờ không khí nóng 3D
- Tích hợp 10 chương trình tự động, tăng tiện ích nấu ăn
- Hỗ trợ làm sạch bằng phương pháp thủy phân
- Màn hình điều khiển LCD với các biểu tượng Touch Control trực quan
2.6. Lò nướng Miele H 2760 BP
- Tính năng EasyControl với màn hình LED 7 đoạn với núm điều khiển có thể thu vào
- Tích hợp cơ chế tự động làm sạch bằng nhiệt phân
- Nhiều không gian và tính linh hoạt do không gian nướng khá lớn đến 76L với 5 tầng kệ nướng
- Dễ dàng xử lý, thao tác an toàn hơn với thanh trượt FlexiClip
- Bảo vệ chống bỏng – mặt trước mát mẻ
- Ít dấu vân tay hơn và dễ làm sạch nhờ tính năng CleanSteel
2.7. Lò nướng Miele H 2265-1 BP Active
- Trang bị chức năng hẹn giờ: bạn chỉ cần đặt thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc hoặc thời gian của quá trình nấu và mọi thứ sẽ sẵn sàng khi bạn muốn. Quá trình nấu tự động kết thúc khi kết thúc thời gian nấu đã được cài đặt trước đó.
- Các dòng sản phẩm lò nướng đến từ thương hiệu Miele luôn được thiết kế với không gian bên trong rộng rãi. Lò nướng này cũng thừa hưởng xu hướng đó với dung tích lên đến 76L tương đương cỡ lò nướng XL
- Tích hợp 9 chế độ hoạt động khác nhau. Tất cả các chế độ hoạt động của lò nướng sẽ được chọn lựa nhanh chóng thông qua núm xoay chọn chế độ với các biểu tượng trực quan.
- Thiết bị được trang bị tính năng tự động làm sạch bằng nhiệt phân độc đáo. Quá trình này sẽ biến tất cả cặn thức ăn thành tro giúp dễ dàng loại bỏ khỏi bề mặt lò mà không để lại dấu vết
- Ngoài việc khoang lò được bảo vệ khỏi sự bám dính của dầu mỡ, thực phẩm thì bề mặt bên ngoài thiết bị cũng được hoàn thiện bằng vật liệu thép không gỉ với bề mặt CleanSteel đặc biệt cao cấp
2.8. Lò nướng Siemens HB674GBS1 iQ700
- Dễ dàng làm sạch với tính năng ActiveClean (thủy phân kết hợp nhiệt phân)
- Làm nóng nhanh với coolstart
- Công nghệ động cơ quạt cải tiến phân phối nhiệt trong lò một cách tối ưu và đồng đều với không khí nóng 4D
- Hệ thống sưởi nhanh có thể chuyển đổi làm nóng lò trong thời gian ngắn
2.9. Lò nướng Siemens iQ700 HB876G8B6 – 60CM
- Kết quả nướng rất hoàn hảo trong toàn bộ lò nướng với công nghệ không khí nóng 4D
- Làm nóng lò nhanh chóng, nấu ăn hiệu quả đối với thực phẩm đông lạnh với fastPeriat và coolStart
- Kết quả nướng hoàn hảo, chuyên nghiệp với cookControl Plus
- Tích hợp tính năng Active Clean – hệ thống làm sạch thủy phân kết hợp nhiệt phân Điều hướng, vận hành đơn giản, trực quan với màn hình cảm ứng TFT
- Điều khiển, giám sát từ xa thông qua thiết bị di động thông minh nhờ Home Connect
2.10. Lò nướng Siemens iQ700 CB875G0B2 – 45CM
- Kết quả nướng hoàn hảo, chuyên nghiệp với cookControl10
- Tích hợp hệ thống làm sạch thủy phân kết hợp nhiệt phân – activeClean
- Điều hướng, vận hành đơn giản, trực quan với màn hình cảm ứng TFT
- Kết quả nướng hoàn hảo trong toàn bộ lò nướng với công nghệ không khí nóng 4D
- Làm nóng lò nhanh chóng, nấu ăn hiệu quả đối với thực phẩm đông lạnh với coolStart
3. Một số chú ý liên quan đến chế độ tự làm sạch của lò nướng
- Có cần cho thêm chất tẩy rửa vào lò nướng tự làm sạch không?
Tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm tẩy rửa nào với lò nướng có chức năng tự làm sạch.
- Lò nướng mất bao lâu để chạy hết chu trình tự làm sạch?
Chu trình tự làm sạch của 1 lò nướng có thể mất từ 1 giờ rưỡi đến 6 giờ, tùy thuộc vào thương hiệu và cài đặt. Trên một số lò nướng, bạn sẽ được cung cấp lựa chọn thời gian chạy.
Bạn chỉ cần quét sạch tro sau đó lấy miếng bọt biển hoặc miếng vải ướt là tất cả những gì bạn cần để có một chiếc lò nướng như mới.
- Có nên tháo các giá đỡ trước khi vận hành chu trình tự làm sạch không?
Theo nguyên tắc chung, bạn cần tháo giá đỡ ra khỏi lò trước khi chạy chu trình tự làm sạch. Tuy nhiên, trong một số kiểu máy (chẳng hạn như lò nướng Miele và Monogram), bạn có thể để nguyên những giá đỡ này. Đôi khi bạn thậm chí có thể đặt vật dụng nấu và vỉ bếp trên bếp nấu vào lò để làm sạch chúng cùng với lò nướng
- Lò nướng tự làm sạch có an toàn với gia đình và vật nuôi không? Nó có độc hại không?
Quá trình tự làm sạch có thể làm cho lò nướng sẽ bốc khói và có mùi khi bắt đầu chu trình tự làm sạch, đặc biệt là nếu lò rất bẩn. Bạn nên mở cửa sổ trong nhà bếp và nếu có, hãy bật máy hút mùi trong nhà bếp và cũng nên rời khỏi bếp để tránh khói. Chúng tôi khuyên bạn nên ở trong một căn phòng khác trong nhà hoặc ngoài vườn khi vận hành chu trình này.
Có thể có một lượng nhỏ carbon monoxide trong khói nhưng không đủ để gây hại cho bạn, con bạn hoặc vật nuôi ngoại trừ một trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn có một con chim cưng, hãy chuyển nó ra khỏi bếp. Chim là loại động vật rất nhạy cảm với khói.
- Chu trình tự làm sạch của lò nướng có tự dừng lại không?
Chu trình tự làm sạch của lò nướng sẽ tự động dừng lại. Cửa lò sẽ vẫn được khóa cho đến khi lò nướng nguội hẳn, báo hiệu rằng chu trình đã kết thúc và lò đã sẵn sàng để sử dụng.
- Bao lâu thì nên sử dụng chu trình tự làm sạch một lần?
Nên chạy chu trình này bất cứ khi nào thấy có nhiều bụi bẩn bám trên lò nướng. Nếu tiếp tục sử dụng lò bẩn, lò sẽ bốc khói và tỏa khói khi bật lò. Lò rất bẩn cũng sẽ tỏa ra nhiều khói hơn khi sử dụng chu trình tự làm sạch.
Vì vậy, bạn nên làm sạch lò nướng của mình vài tuần trước khi chuẩn bị có một bữa tiệc. Bằng cách đó, bạn có thể chắc chắn rằng sẽ không có dư lượng thức ăn nấu chín nào khiến nhà bếp bị ám khói khi bạn có khách tới nhà. Để đề phòng có sự cố xảy ra, bạn nên dành thời gian vệ sinh lò nướng trước khi bước vào bất kì kì nghỉ dài nào.
Bài viết trên đây về Top 10 lò nướng có chế độ tự làm sạch đã đem đến một số thông tin hữu ích về thiết bị này cho các bạn rồi phải không nào. Hi vọng bạn sẽ tìm được 1 sản phẩm ưng ý và phù hợp với gia đình của mình nhé! Chúc bạn thành công!