Trong quá trình vệ sinh nồi cơm điện, người dùng có thể bỏ quên một số bộ phận nhỏ nhưng lại có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của cơm và hiệu suất hoạt động của nồi. Dưới đây là 3 chỗ trong nồi cơm điện cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Mời bạn đọc theo dõi!
3 chỗ trong nồi cơm điện cần được vệ sinh thường xuyên
1. Van xả
Van xả thường được đặt ở phía trên nắp của nồi cơm điện, có thể tháo rời. Thông qua van xả, hơi nước có thể thoát ra ngoài để điều chỉnh áp suất bên trong nồi cơm và đảm bảo quá trình nấu diễn ra một cách an toàn.
Van xả nằm ở trên nắp nồi cơm điện
Trong quá trình sử dụng, van xả tiếp xúc trực tiếp với hơi nước, các phần thừa của cơm, cháo,… Nếu không được vệ sinh đều đặn, van sẽ bị tắc và trở thành môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Đây chính là một trong những bộ phận trong nồi cơm điện dễ bị bẩn và cần được làm sạch thường xuyên để không lây khuẩn chéo sang thực phẩm trong nồi.
Van xả là bộ phận cần được vệ sinh thường xuyên
Cách vệ sinh van xả:
– Trước tiên, ngắt nguồn điện của nồi cơm và đảm bảo nồi nguội hoàn toàn trước khi vệ sinh.
– Tháo rời van xả để vệ sinh dễ dàng, một số dòng nồi cơm có van cố định thì bạn sẽ vệ sinh trực tiếp trên van mà không cần tháo rời.
– Sử dụng nước sạch để rửa hết vết bẩn trong van xả. Nếu van quá bẩn hoặc hình thành nấm mốc, bạn nên sử dụng nước rửa chén pha với nước ấm để làm sạch kỹ lưỡng hơn. Dùng miếng rửa chén hoặc bàn chải mềm để tẩy rửa các vết bẩn, cặn bã hình thành trên van.
– Sau khi vệ sinh xong, lắp lại van xả vào đúng vị trí.
2. Nắp bên trong nồi cơm điện
Nắp bên trong nồi cơm điện hay còn gọi là nắp phụ, được cố định bởi 1 chiếc núm cao su ở giữa, có vòng ron cao su bao quanh làm kín ở một số model. Nắp phụ có chức năng giữ ấm cho thực phẩm sau khi nấu chín và giữ cho hương vị của món ăn không bị bay mất.
Nắp bên trong nồi cơm điện
Cũng như van xả, nắp bên trong nồi cũng dễ bị nhiễm bẩn do hơi nước cùng cặn thức ăn bốc lên và bám vào nắp phụ ở mỗi lần nấu. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, đây sẽ trở thành một môi trường lý tưởng cho sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn, gây bẩn và có thể lây lan vào cơm mới vừa được nấu. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người dùng nên lưu ý làm sạch nắp phụ thường xuyên.
Các bước vệ sinh nắp bên trong nồi cơm điện
Cách vệ sinh nắp bên trong nồi cơm điện:
– Đảm bảo nồi cơm đã ngừng hoạt động và không còn nhiệt độ cao.
– Tháo núm cao su một cách nhẹ nhàng để tránh bị rách, sau đó gỡ nắp bên trong nồi cơm điện ra để tiện cho việc chùi rửa.
– Sử dụng miếng rửa chén hoặc bàn chải mềm để làm sạch mọi vết bẩn, thức ăn còn dính ở nắp phụ. Lưu ý chỉ dùng nước sạch hoặc nước rửa chén để nắp không bị ăn mòn. Vệ sinh kỹ các khe hở và các vị trí khó tiếp cận để đảm bảo vệ sinh hoàn hảo.
– Dùng nước sạch để rửa sạch nắp phụ, sau đó dùng khăn sạch hoặc giấy có độ hút nước tốt để lau khô. Sau đó, lắp lại đúng vị trí.
3. Tấm dẫn nhiệt
Tấm dẫn nhiệt nằm ở đáy của nồi cơm điện và chính là bề mặt mà lòng nồi cơm được đặt lên. Trong quá trình sử dụng, vụn thức ăn, gạo hoặc cơm có thể rơi xuống phần này.
Tấm dẫn nhiệt của nồi cơm điện
Nếu không được làm sạch kịp thời, những hạt này có thể bị cháy do tác động của nhiệt độ, tạo ra những vết bẩn trên tấm dẫn nhiệt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng truyền nhiệt, làm cho nồi hoạt động không hiệu quả và tốn nhiều điện hơn.
Vệ sinh tấm dẫn nhiệt để nồi cơm hoạt động hiệu quả
Cách vệ sinh tấm dẫn nhiệt:
– Đảm bảo rằng nồi cơm đã được ngắt nguồn điện và để nguội hoàn toàn trước khi bắt đầu quá trình vệ sinh.
– Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng để loại bỏ bụi bẩn, vết cháy xém. Dùng khăn mềm ẩm để lau sạch kem đánh răng thừa. Lưu ý không đổ nước vào nồi để vệ sinh nhằm tránh gây chập cháy, hư hại cho nồi
– Lau khô tấm dẫn nhiệt bằng một khăn sạch và khô, để nồi khô hoàn toàn trước khi tiến hành sử dụng.
– Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc vật liệu cứng (như thép đánh bóng) để vệ sinh tấm dẫn nhiệt, vì điều này có thể gây trầy xước hoặc làm hỏng bề mặt của tấm dẫn nhiệt. Đảm bảo không để nước dây vào phần cổng điện hoặc phần kỹ thuật của nồi.
Kết: Trên đây là thông tin về 3 chỗ trong nồi cơm điện cần được vệ sinh thường xuyên và cách vệ sinh cụ thể cho từng bộ phận. Hy vọng bài viết mà Win Way chia sẻ sẽ giúp ích cho quá trình sử dụng nồi cơm điện của bạn.